Không thuyết phục được con trai giao chìa khóa xe, ông bố dùng cuốc chim đập nát chiếc BMW 3-Series.
Say rượu lái xe không chỉ vi phạm luật giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân và người khác. Để ngăn chặn việc lái xe khi say rượu, chính phủ các nước trên thế giới đưa ra các mức phạt nặng cho hành vi này. Bên cạnh đó, cũng có người dùng những biện pháp cực đoan hơn để ngăn tài xế say rượu lái xe. Người cha trong sự việc dưới đây là một ví dụ điển hình.
Sự việc này xảy ra tại thành phố Logroño, Tây Ban Nha vào Chủ nhật, ngày 26 tháng 2 năm 2023. Chiều tối hôm đó, người dân thành phố này phát hiện một chiếc ô tô hạng sang hiệu BMW 3-Series đậu bên đường trong tình trạng nát bét. Người dân nhanh chóng báo cho lực lượng cảnh sát thành phố Logroño.
Trên đường đến hiện trường vụ việc, cảnh sát phát hiện một chiếc SUV bỏ chạy. Không lâu trước khi cảnh sát dừng chiếc SUV.
Người điều khiển chiếc SUV là một người đàn ông, chở theo cậu con trai 32 tuổi. Cậu bé này đã ngồi ở ghế hành khách trong khi say rượu.
Người đàn ông lái chiếc SUV thừa nhận mình là người đã đập nát chiếc BMW 3-Series nói trên. Hóa ra, chiếc BMW 3-Series này là của con trai ông. Trước khi sự việc xảy ra, giữa hai cha con đã xảy ra cãi vã vì người con trai say rượu không chịu đưa chìa khóa xe cho cha mà đòi tự lái chiếc BMW 3-Series.
Không thuyết phục được con trai, ông bố dùng cuốc đập nát chiếc BMW 3-Series. Người đàn ông này đã đập vỡ kính cửa sổ, thân xe và lốp ô tô để ngăn con trai lái xe.
Không rõ liệu người cha có bị phạt vì hành vi phá hoại tài sản của mình hay không. Dù sao thì ông bố cũng đã ngăn chặn được những sự cố đáng tiếc sẽ xảy ra nếu cậu con trai say rượu lái xe.
Chiếc BMW 3-Series trong vụ việc lần này thuộc phiên bản coupe và thế hệ E92. Đây là mẫu BMW 3-Series Coupe cuối cùng xuất xưởng trước khi được đổi tên thành 4-Series vào năm 2013.
Ở Việt Nam, say rượu lái xe cũng bị phạt rất nặng. Theo quy định tại Nghị định 100/2019, mức phạt vi phạm nồng độ cồn như sau:
Đối với ô tô:
– Phạt có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở: Phạt 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10 – 12 tháng.
– Phạt có nồng độ cồn từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở: phạt 16 – 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16 – 18 tháng.
– Phạt có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở: phạt 30 – 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.
Đối với xe máy:
– Xử phạt nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
– Phạt có nồng độ cồn từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở: phạt 4 – 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
– Xử phạt nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.