Theo Reuters, các đợt nắng nóng kinh hoàng đã bao phủ các khu vực ở châu Âu và Mỹ vào tháng trước.
Theo Chính phủ Hà Lan, hạn hán có thể nhanh chóng trở thành một vấn đề cấp bách ở nước này, dẫn đến lũ lụt trên sông và cản trở giao thông thủy. Ngoài ra, các hệ thống đê thủy lợi được sử dụng để điều tiết dòng nước cho nông nghiệp, tưới tiêu và sinh hoạt có thể ngừng hoạt động do không có nước.
“Tình trạng thiếu nước đang tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải biển và sản xuất nông nghiệp ở Hà Lan. Chúng tôi gọi quê hương là vùng đất của nước, nhưng ở đây nước cũng rất quý giá đối với chúng tôi”. Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Thủy lợi Hà Lan Mark Harbers cho biết.
Ông Mark Harbers kêu gọi mọi người: “Hãy suy nghĩ kỹ trước khi rửa xe hoặc thay nước trong bể bơi của bạn”.
Hiện tại, các sà lan trên hạ lưu sông Rhine, tuyến đường quan trọng để vận chuyển than từ Rotterdam tới các nhà sản xuất thép và điện của Đức, đang hoạt động với công suất chưa đầy một nửa.
Chính phủ cho biết nguồn cung cấp nước uống không bị đe dọa và vẫn chưa cần đến các biện pháp mới, nhưng các biện pháp này cũng có thể được áp dụng trong nước trong những tuần tới.
Trong bối cảnh nhiệt độ tăng vọt vào tháng trước, các nhà chức trách ở Amsterdam đã buộc phải tích cực phun nước lên các cây cầu để ngăn chúng mở rộng.
Hà Lan là quốc gia mới nhất cảm nhận được ảnh hưởng của hạn hán. Tháng trước, Liên minh châu Âu cảnh báo rằng châu lục này đang phải đối mặt với một trong những năm khó khăn nhất khi đối mặt với các thảm họa thiên nhiên như hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu gây ra.
Đây là lần thứ năm trong thế kỷ Hà Lan chính thức tuyên bố tình trạng thiếu nước. Lần khắc nghiệt nhất là vào năm 2003 khi hạn hán ở nước này gần như lên tới cấp 3. Hiện tại, Hà Lan đang ở cấp độ 2.