Nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt. Số lượng tàu ven bờ quá lớn cần phải giảm bớt, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu EC về thẻ vàng nghề cá. Phát triển nuôi trồng thủy sản biển đang trở thành xu thế tất yếu. Trong đó, khai thác và nuôi trồng rong biển được đánh giá có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển ngành rong biển ở các địa phương miền Trung còn khá nhiều bất cập.
Miền Trung có tiềm năng phát triển rong biển khá lớn, kéo dài từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay diện tích này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng như ở Phú Yên diện tích trồng rong mới là 3,7ha, trong đó chủ yếu là rong nho.
Trong khi nhiều ngư dân khác chọn nuôi tôm hùm hay cá thì từ năm 2020 đến nay, ông Nhuận (Chủ cơ sở sản xuất rong nho Phúc Khang, Phú Yên) lại chọn trồng rong nho. Trên 1,2 ha mặt nước, mỗi năm anh thu được 15 tấn, ngoài ra anh còn hợp tác thu mua thêm 15 tấn của 2 hộ dân trong vùng. Với sản lượng này, ông Nhuận một phần bán tươi, một phần nước đóng gói bán ra thị trường. Mỗi năm sau khi trừ chi phí lãi khoảng 200 triệu đồng.
Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ rong biển rất lớn nhưng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp lại thiếu.
Tại khu vực miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, diện tích trồng rong biển hiện khoảng 1.400 ha với 3 đối tượng chính là rong sụn, rong sụn và rong nho. Bất cập hiện nay là diện tích có thể trồng các loại rong biển khá lớn nhưng nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước ngoài.
Như tại Công ty CP Rau Sơn Hải, cả vụ năm 2021 chỉ mua được hơn 60 tấn rong trong vùng, năm 2022 chỉ mua được hơn 120 tấn.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đối với sản phẩm rong biển là rất lớn nhưng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp lại đang thiếu.
Cần mở rộng quy hoạch vùng trồng rong biển
Hiện cả nước mới chỉ khai thác và trồng được hơn 1,1% diện tích có thể trồng rong biển, dù đây là nguồn lợi thủy sản quý. Con số này được Bộ NN-PTNT đưa ra tại hội nghị phát triển ngành rong biển Việt Nam.
Có 88 loài rong biển có giá trị kinh tế và có thể trồng trên diện tích 900.000 ha. Tuy nhiên, giai đoạn 2005 – 2019 chỉ trồng được hơn 10.000 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn tươi. Trong đó, lợi nhuận của rong nho khoảng 150 triệu/ha và rong sụn khoảng 60 triệu/ha.
Bộ NN-PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2025, sản lượng rong biển cả nước đạt 180.000 tấn, đến năm 2030 đạt 500.000 tấn.
Phát triển rong biển thành ngành hàng hóa
Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay được coi là thời điểm vàng để phát triển ngành rong biển tốt hơn và phải phát triển theo chuỗi liên kết. Hiện đã có những mô hình hướng đến mục tiêu các thành viên trong chuỗi có cuộc sống tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển bền vững… cả về kinh tế và môi trường.
Tại chuỗi sản xuất rong sụn khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ ở Khánh Hòa, nông dân tham gia nuôi trồng rong biển với doanh nghiệp không phải lo vốn, đầu ra. Sau mỗi chu kỳ thu hoạch, doanh nghiệp bán rong biển cho các nhà máy chế biến trong nước và xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp đang mở rộng chuỗi liên kết khác tại các tỉnh Nam Trung bộ.
Tại khu vực miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, diện tích trồng rong hiện khoảng 1.400 ha với 3 đối tượng chính là rong sụn, rong sụn và rong nho.
Phát triển ngành rong biển còn khá mới mẻ với nông dân và để phát triển ngành rong biển bền vững, các chuyên gia biển cho rằng, một ngành rong biển không thể phát triển bền vững nếu ngư dân cứ để tự mình đánh bắt.
Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.200km, diện tích trồng rong biển tiềm năng của Việt Nam vào khoảng 900.000 ha. Cùng với việc quy hoạch, tổ chức phát triển sản xuất, chế biến rong biển phù hợp, hiệu quả, mục tiêu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 14 – 16 tỷ USD. đánh giá là khả thi.